Share this story


 | Sheri Wohlfert

Những Cách Nói Chuyện hay Tiếp xúc tốt đẹp và đầy Yêu thương

Việc liên lạc và nói chuyện hữu hiệu là yếu tố mang lại thành công trong mọi cuộc tiếp xúc hay giao thiệp, và việc không liên lạc hữu hiệu có thể đưa đến những xáo trôn, hiểu lầm hay chán nản.  Khi chúng ta nhìn lại những gì con em chúng ta nghe được từ những người chung quanh, chúng ta không gặp khó khăn để nhận ra rằng những gì chúng nghe được từ những người có lòng yêu thương chúng được đón nhận hơn những lời khác.  Là cha mẹ, chúng ta có bổn phận giúp cho con em mình trở nên những vị thánh, và điều đó đòi hỏi chúng ta phải nói chuyện hoặc liên lạc với chúng một cách thật tốt đẹp.  Sau đây là một vài ý tưởng có thể giúp quý vị.

 

Ưu tiên 1

Tìm cách nói chuyện mỗi ngày.  Hãy bỏ điện thoại ra và nghe chúng muốn nói điều gì.  Nếu gia đình nào có thói quen nói chuyện với nhau mỗi ngày, từ chuyện ra chơi ở trường cho đến chuyện bài thi Toán Vi tích, gia đình ấy đã có sự liên lạc với nhau hữu hiệu.  Nếu gia đình nào không có thói quen nói chuyện với nhau từ những chuyện nhỏ nhặt, gia đình ấy sẽ gặp khó khăn khi gặp những chuyện lớn hơn.

Đưa vào câu chuyện

Hãy tìm cách nói chuyện bình thương với nhau, như khi rửa chén, lúc đi xe chung, hay lúc sắp đi ngủ, trước giờ đọc kinh.  Giữ những câu hỏi kỳ kỳ hay những cách bắt chuyện để dùng cho những lúc thấy khó nói chuyện với nhau.  Đôi khi bạn phải biết cách làm cho bầu khí tươi hơn và bắt chuyện cho vui vẻ hơn.

Nhận ra Đìều gì

Hãy nói một câu gì đó khi gặp chuyện.  Chẳng hạn như, “Ba/mẹ thấy tối nay con tỏ ra kiên nhẫn với em con,” sẽ làm cho người kia chú ý.  Bạn sẽ thấy sau đó bạn và đứa con sẽ nói với nhau những điều gì nũa.  Bạn cũng có thể nói một câu như, “Tối nay Ba/mẹ thấy con không nói nhiều, không biết Ba/mẹ có giúp gì được không?”  Cho dầu câu chuyện không kéo dài lúc đó, đứa con cũng thấy được chú ý và yêu thương.  Hãy tỏ ra kiên nhẫn và yêu thương, đôi khi việc gì cũng phải đi từ từ.

Nhận xét và đưa ý kiến

Trẻ con không phải lúc nào cũng cần ý kiến hay lời khuyên của chúng ta.  Đôi khi chúng chỉ cần được nghe, được chú ý, và nhiều khi được nghe và được ghi nhận cũng là một cách để giải tỏa. Trừ khi chúng hỏi, đôi khi chỉ cần nói, “Không biết là …” cũng giúp cho chúng, thay vì bảo chúng phải làm gì. “Không biết là nếu cô giáo biết thì sao…” hoặc là “Không biết con thấy sao nếu người khác nói thế về con…” sẽ giúp cho đứa nhỏ có dịp suy nghĩ về sự việc từ một nhãn quan khác và mang lại thiện cảm, và điều này cũng có hiệu quả lâu dài hơn là bảo con mình phải làm gì hay phải nói gì.

Tìm tận gốc

Đặc biệt khi có những chuyện liên quan đến gây gổ hay tranh chấp, hãy tìm cho ra nguyên nhân tình cảm sâu xa.  Có phải là giận nhau, hoặc làm mất mặt, hay chán nản, hay ghen tỵ nhau?  Hãy cho chúng biết mình là người tin cậy được; bạn không cần phải giúp cho chúng cảm thấy thế nào, nhưng có thể giúp chúng vượt qua những cảm xúc ấy một cách thích ứng.

Nói Chuyện bằng Sức mạnh

Những lời sau đây là những lời có hiệu lực nhất mà chúng ta có thể nói với con của mình:  Ba/mẹ có thể cầu nguyện cho con thế nào?  Chúng ta cũng có bổn phận phải hướng dẫn con mình biết nói chuyện, mà đây thực ra là một tác động của Chúa Thánh Linh, do đó cần cầu xin Chúa Thánh Linh để Ngài tham dự vào các câu chuyện của mình.

Ý kiến sau cùng

Luôn luôn nhớ rằng sự thật phải được biểu lộ trong tình yêu.  Hãy dựa vào nguyên tắc đó và giúp con em mình dựa vào nguyên tắc đó.  Thế giới này đầy những lời nói và những câu chuyện gây tổn thương và xúc phạm.  Đừng để cho những lời nói ấy trở nên một phần trong mọi liên hệ của quý vị.